Vận hành xe buýt điện chở khách trong mô hình kinh doanh dịch vụ đang dần trở thành xu hướng tại các điểm du lịch hiện nay. Đi đôi với những lợi ích mà xe bus điện mang đến thì những hạn chế cũng là những vấn đề mà khách hàng cần quan tâm khi lựa chọn.
Xe buýt điện chở khách có những ưu điểm gì
Xe buýt điện du lịch mang đến nhiều tiện ích không những cho vận hành công việc của doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ môi trường nhờ sử dụng nguồn nguyên liệu sạch và còn nhiều tiện ích khac như:
– An toàn: Xe điện có thể vận hành với vận tốc không quá cao mang đến sự yên tâm cho khách hàng trong quá trình di chuyển, ngoài ra xe điện còn được trang bị nhiều tính năng an toàn như: Dây an toàn, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng, gương chiếu hậu…
– Tiện ích: Ngoài những tính năng an toàn thông thường thì xe bus điện còn được trang bị thêm những tính năng tiện ích như: có thể gắn thêm hệ thống Wifi, trang bị hệ thống loa phát nhạc giúp khách hàng thư giãn trong quá trình di chuyển…
– Giảm kẹt xe: xe điện thường có cấu tạo nhỏ gọn nên khả năng di chuyển giữa các không gian nhanh chóng, việc vận hành xe trong không gian của các khu du lịch sẽ không gặp phải các vấn đề hạn chế. Ở một số mô hình xe buýt điện còn được sử dụng trên các tuyến đường phố giúp vận chuyển hành khách linh hoạt và giảm thiểu vấn đề kẹt xe.
– Tiết kiệm năng lượng: Xe điện sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo, có thể nạp lại nhanh sau mỗi lần sạc. Giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
– Bảo vệ môi trường: Xe bus điện vận hành êm ái và không gây ra nhiều tiếng ồn tạo không gian trong lành. Đồng thời xe điện không thải ra môi trường các loại khí thải giúp bảo vệ môi trường trong các khu du lịch.
Một vài nhược điểm của xe buýt điện
Ngoài những mặt tiện ích mà xe buýt điện chở khách mang đến thì vẫn còn một số hạn chế nhất định nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến việc vận hành của doanh nghiệp như:
– Điều kiện vận hành: các dòng xe điện muốn vận hành trong các khu du lịch hoặc chạy trên đường phố cần phải được đăng kiểm chất lượng từ các cơ quan có thẩm quyền và đăng ký sử dụng trên đường phố đối với một số dòng xe nhất định. Vấn đề này cần liên hệ đến nhà cung cấp hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để được tư vấn.
– Chi phí đầu tư: những dòng xe điện thường có chi phí đầu tư ở mức tầm trung từ 200 triệu cho đến 400 triệu cho một xe
– Dung lượng pin: Thông thường xe sẽ sử dụng 2 nguồn nguyên liệu chính đó là pin điện hoặc bình ắc quy điện. Để nạp đầy lại nguyên liệu sau mỗi lần sử dụng sẽ mất một khoản thời gian nhất định từ 2 cho đến 4 tiếng. Trong quá trình sử dụng cần phân bổ thời gian sử dụng và nạp năng lượng phù hợp.
– Khả năng vận hành trong điều kiện thời tiết xấu: các dòng xe bus điện thông thường được cấu tạo với kiểu dáng để trống 2 bên và mặt sau để thuận tiện cho việc di chuyển và ngắm cảnh của hành khách. Nhưng trong một số điều kiện thời tiết xấu như mưa hoặc quá nắng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng, đối với vấn đề này
– Hạn chế về quãng đường: các dòng xe bus điện thông thường có thể hoạt động quãng đường từ 100 đến 120 Km trên mỗi lần sạc. Đây chỉ là thông số ước tính, số quãng đường đi được sẽ phụ thuộc vào địa hình hoạt động và tải trọng xe. Người dùng cần lưu ý quãng đường đi được để sắp xếp thời gian nạp lại nguồn nguyên liệu.
Một vài lưu ý khi sử dụng xe bus điện
Khi vận hành xe buýt điện cũng cần lưu ý một vài yếu tố để đảm bảo việc vận hành hoàn hảo và tránh mất thời gian cho những việc sửa chữa trang thiết bị…
– An toàn khi sử dụng: luôn đảm bảo yếu tố an toàn cho hành khách bằng cách tuân thủ tất cả các quy tắc an toàn giao thông, đảm bảo rằng tất cả hành khách đều đeo dây an toàn khi xe đang di chuyển.
– Sạc pin đúng cách: Khi sạc pin cho xe buýt điện, hãy đảm bảo rằng quy trình sạc pin được thực hiện đúng cách và an toàn, tránh tình trạng quá nhiệt, sạc quá lâu hoặc sử dụng bộ sạc không đúng tiêu chuẩn.
– Bảo dưỡng xe định kỳ: Thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho xe buýt điện để đảm bảo rằng tất cả các hệ thống và linh kiện hoạt động đúng cách. Thường xuyên kiểm tra định kỳ hệ thống pin điện và các bộ phận trên xe để đảm bảo vận hành và an toàn.
– Đào tạo tài xế: Đảm bảo rằng tất cả tài xế đều được đào tạo đầy đủ về việc vận hành xe buýt điện và biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp.
– Xử lý sự cố: Hãy chuẩn bị kế hoạch xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp khi sử dụng xe buýt điện, bao gồm các biện pháp an toàn và tiến trình thông báo sự cố cho hành khách.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, việc sử dụng xe buýt điện chở khách có thể được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.
>> Xem thêm: